» Tin tức

Từng bước chuẩn hóa nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống

Trải nghiệm thực tế nhằm tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường tiểu học Lùng Vai, Mường Khương (Lào Cai). Ảnh: Bảo Xuyên

Theo các chuyên gia giáo dục, giáo dục KNS là hoạt động quan trọng trong giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh, nhất là giúp học sinh được học đi đôi với hành. Nội dung giáo dục KNS phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần. Ðối với trẻ mầm non, cần giúp trẻ nhận thức về bản thân như: Sự tự tin, tự lực, thực hiện những quy tắc an toàn thông thường, biết làm một số việc đơn giản; hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết như: thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt khó; hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi trường. Ðối với học sinh tiểu học, cần rèn luyện những kỹ năng đã được học ở mầm non, tập trung hình thành kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, xây dựng tình bạn đẹp, đúng giờ và làm việc theo yêu cầu... tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực. Ðối với học sinh trung học, cần tập trung giáo dục những KNS cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực như: Ra quyết định và giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, tự nhận thức và cảm thông, quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực, tự học...

Tuy nhiên suốt một thời gian dài, các hoạt động giáo dục KNS không được chú trọng hoặc triển khai trong các nhà trường nhưng chưa có sự đồng nhất. Giáo dục KNS dựa nhiều vào kinh nghiệm, hoạt động thực tiễn của thầy, cô giáo hoặc do các đơn vị tư nhân phối hợp nhà trường triển khai cho nên chưa bảo đảm được chất lượng. Thậm chí vì thiếu sự định hướng và không có sự thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước, dẫn đến một số tài liệu giáo dục KNS mắc lỗi trong khâu biên soạn, các nội dung không phù hợp, phản cảm; điển hình như trường hợp sách giáo dục KNS hướng dẫn trẻ đi trên thủy tinh vỡ để thể hiện lòng dũng cảm từng gây bức xúc trong dư luận xã hội…

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) Hải Dương Nguyễn Thị Tiến cho rằng, việc thực hiện giáo dục KNS trong nhà trường còn nhiều hạn chế cả về nội dung và phương pháp, mỗi nơi dạy một kiểu dẫn tới khó khăn trong quản lý. Phó Giám đốc Sở GD và ÐT Hải Phòng Vũ Văn Trà cũng nhìn nhận, trong một thời gian dài, việc dạy KNS chưa dành được sự quan tâm thỏa đáng, dẫn đến tình trạng học sinh thiếu tự tin. Một số nhà trường, phối hợp trung tâm giáo dục KNS triển khai giáo dục KNS phần lớn đúng hướng nhưng cũng có một số bị sai lệch, thậm chí dạy cả các kỹ năng của nhà ảo thuật để gọi là KNS, không phù hợp. Vì vậy, các nhà trường, trung tâm cần lựa chọn chương trình, tài liệu bảo đảm đúng với các quy định đặt ra.

Từ năm 2014, hoạt động giáo dục KNS đã được Bộ GD và ÐT từng bước chuẩn hóa bằng Thông tư số 04/2014/TT-BGDÐT quy định: Quản lý hoạt động giáo dục KNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Trong đó, Bộ GD và ÐT yêu cầu hoạt động giáo dục KNS của các cơ sở giáo dục cần bảo đảm có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ GD và ÐT ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định; bảo đảm có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật. Ðáng chú ý, Quyết định số 1501/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2015 phê duyệt Ðề án Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020 yêu cầu Bộ GD và ÐT: "Chủ trì xây dựng nội dung, biên soạn tài liệu hướng dẫn công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa và kỹ năng sống...". Bộ GD và ÐT đã triển khai bộ tài liệu "Thực hành KNS" giúp các cơ sở giáo dục có được chương trình giáo dục KNS khoa học, bài bản, đúng hướng. Bộ tài liệu được thực hiện nghiêm túc, công phu, thiết kế khoa học, thiết thực với các nhóm kỹ năng với các tình huống khác nhau, gần gũi với học sinh, dễ tìm hiểu, khám phá và thực hành trong thực tiễn. Ðiển hình như các nhóm kỹ năng giải tỏa áp lực, giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn hiệu quả, tôn trọng và khích lệ đồng đội, định hướng tương lai và nghề nghiệp…

Theo Phó Giám đốc Sở GD và ÐT Hải Phòng Vũ Văn Trà, việc Bộ GD và ÐT đã tổ chức biên soạn tài liệu thực hành KNS cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9, giúp cho các nhà trường hay trung tâm giáo dục KNS có được tài liệu chuẩn trong giảng dạy cho học sinh là rất cần thiết, đúng hướng. Bộ tài liệu có sự chuẩn bị kỹ càng, có các chuyên gia đọc, chỉnh sửa, trở thành tài liệu chính thống giúp giáo viên, học sinh tham khảo nguồn chuẩn hóa trong giáo dục KNS.

Bộ GD và ÐT cho biết, trong năm học 2017 - 2018, ngành giáo dục tiếp tục triển khai chín nhóm nhiệm vụ chủ yếu và năm nhóm giải pháp cơ bản, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên. Theo Thứ trưởng Bộ GD và ÐT Nguyễn Thị Nghĩa sau quá trình biên soạn, Bộ GD và ÐT đã phê duyệt bộ tài liệu thực hành KNS dành cho cấp tiểu học và THCS gồm chín cuốn. Các cơ sở giáo dục, giáo viên có thể lựa chọn bộ tài liệu để sử dụng khi thực hiện giáo dục KNS và các hoạt động giáo dục khác một cách hiệu quả.

ĐOÀN NGUYỄN, THÀNH S N

Tin khác

Hà Nội: Tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 trực tuyến
12 , tháng 03 , 2022

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Các sách giáo khoa dạy chữ P, âm "pờ" khác nhau là cái hay của chương trình mới
01 , tháng 03 , 2022

Vấn đề sách giáo khoa luôn là tâm điểm của những tranh cãi, phản biện mỗi lần cải cách giáo dục. Vài ngày qua, dư luận xã hội “dậy sóng” trên truyền thông, xôn xao trên mạng xã hội khi có những ý kiến trái chiều về việc không dạy chữ P độc lập trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

SGK không dạy chữ P: 'Không tiếp thu sửa chữa là bảo thủ'
01 , tháng 03 , 2022

Theo chuyên gia việc bỏ chữ P trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ 'Kết nối tri thức với cuộc sống' là cải tiến hóa thành cải lùi.

Tiếng Việt 1 không dạy chữ P: 'Cải tiến hóa cải lùi, sai lầm nghiêm trọng'
01 , tháng 03 , 2022

Theo chuyên gia ngôn ngữ, sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy chữ P độc lập là sai lầm, lạc hậu và không tiếp thu những nghiên cứu mới.

LIÊN QUAN VỤ “SGK TIẾNG VIỆT 1 KHÔNG DẠY CHỮ/ÂM P”?: Cần nhìn thẳng vào sự thật!
26 , tháng 02 , 2022

Phản hồi ý kiến cho rằng sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống (gọi tắt là Tiếng Việt 1) không dạy chữ p, Nhà Xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam cho rằng ông Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (TP Hà Nội), không phân biệt được âm và chữ. Theo đó, bảng chữ cái trong sách này có đủ 29 chữ cái. Học sinh học và luyện viết chữ p trong các từ như đèn pin,...

Sách giáo khoa không dạy chữ P, chuyên gia ngôn ngữ nói gì?
26 , tháng 02 , 2022

Cho rằng chưa dạy chữ P vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm là quan niệm thiếu tính khoa học, xa rời thực tiễn phát triển của ngôn ngữ. Thầy Hiệu trưởng trường một trường Tiểu học ở Hà Nội đã làm đơn kiến nghị đưa chữ P trở lại mục lục cuốn sách.

Bộ chỉ đạo, giáo viên không bồi dưỡng chương trình mới không dạy lớp 3, 7, 10
25 , tháng 02 , 2022

Không bố trí dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 với giáo viên không tham gia bồi dưỡng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

4 dấu hiệu "bế tắc" của chương trình - sách giáo khoa mới
25 , tháng 02 , 2022

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông ở giai đoạn đầu nhưng rõ ràng đang có rất nhiều vấn đề cần được tháo gỡ.

Sách Tiếng Việt 1 chưa dạy chữ P: Cuối cùng chỉ có học trò chịu thiệt
25 , tháng 02 , 2022

Dưới góc độ những người dạy trực tiếp, nhiều giáo viên cho rằng, nếu không dạy chữ P là một chữ cái độc lập sẽ khiến học sinh gặp lúng túng khi gặp chữ này trong cuộc sống

Sách tiếng Việt 1 không dạy chữ "P": Hiệu trưởng viết tâm thư gửi Bộ trưởng
25 , tháng 02 , 2022

Bức xúc vì sách tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập, một hiệu trưởng ở Hà Nội đã viết thư gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Chủ biên đứng tên 2 bộ SGK, 2 cách dạy chữ P khác nhau
24 , tháng 02 , 2022

Cùng một Tổng chủ biên với bộ Kết nối tri thức và cuộc sống nhưng sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Chân trời sáng tạo lại có hẳn một bài dạy về chữ P, đi liền là chữ Ph. Vậy cách dạy của bộ nào mới đúng?

Đề xuất lớp 1-6 nội thành Hà Nội đến trường vào tháng 3
23 , tháng 02 , 2022

Sở Giáo dục Đào tạo dự kiến đề xuất với thành phố cho học sinh lớp 1 đến 6 trở lại trường vào tháng 3, theo Phó Giám đốc Sở Trần Lưu Hoa.

Top