» Tin tức

Sách tiếng Việt 1 không dạy chữ "P": Hiệu trưởng viết tâm thư gửi Bộ trưởng

Bức xúc vì sách tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập, một hiệu trưởng ở Hà Nội đã viết thư gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Trao đổi với PV Dân trí chiều 24/2, ông Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tô Hiến Thành (quận Hai Bà Trưng) cho biết, thoạt nhìn việc không dạy chữ "P" độc lập có vẻ bình thường nhưng phân tích kĩ, sai sót này rất nghiêm trọng.

Chính vì thế, ông đã viết thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Cụ thể, theo ông Vịnh, trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống", sách có dạy chữ "P" khi nó kết hợp với H tạo thành PH đọc là " phờ" nhưng chưa dạy chữ "P" khi đứng trước các nguyên âm vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm, nếu có thì là từ ngoại lai (chẳng hạn "Pi").

Nhà giáo này cho rằng, sách giáo khoa cho học sinh phổ thông, nhất là ở cấp tiểu học, phải có tính phổ quát tới 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, chứ không phải chỉ dạy riêng cho học sinh người Kinh.

Sách tiếng Việt 1 không dạy chữ P: Hiệu trưởng viết tâm thư gửi Bộ trưởng - 1

Bức xúc vì sách tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập, một nhà giáo gửi tâm thư đến Bộ trưởng (Ảnh: Mỹ Hà).

Vì thế trên quan điểm của ông, không được bỏ sót bất cứ tiếng của dân tộc nào, nếu không dạy đầy đủ làm sao học sinh viết được tên địa danh của địa phương mình, làm sao viết được tên riêng của bản thân…

"Đã là sách giáo khoa phải mang tính quy phạm, là tài liệu phổ cập với mọi người dân nên góp ý này thoạt nhìn tuy nhỏ nhưng để tồn tại lâu dài rất nguy hiểm", ông Vịnh lập luận.

Do đó theo ông, sai sót này là không thể chấp nhận được vì nó ảnh hưởng tới việc học tập, nhất là của con em đồng bào các dân tộc thiểu số.

Giải thích rõ hơn với PV Dân trí, ông Vịnh cho hay, hiện nhiều từ trong tiếng Việt vẫn viết chữ "P" kết hợp với nguyên âm, chẳng hạn: Sa Pa, Pa Kô, pằng pằng…

Hoặc ở Lai Châu có các xã Pa Ủ, Pa Vệ Sử, Pa Tần, Pu Sam Cáp, Pa Khóa, Pa Vây Sử, Pắc Ta, Pú Đao, Nậm Pì,… nên ông khẳng định đây không phải từ ngoại lai.

Vì vậy, ông Đào Quốc Vịnh đề nghị Bộ GD-ĐT và các cơ quan hữu trách cần vào cuộc yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục và cụ thể là Tổng chủ biên bộ sách "Kết nối tri thức" cần bổ sung ngay việc dạy chữ "P" độc lập và đưa nó trở lại mục lục của cuốn sách ngang bằng với các chữ cái khác trong bộ chữ cái tiếng Việt đã được pháp luật quy định.

Nhà giáo này khẳng định, việc sửa chi tiết này rất đơn giản: NXB Giáo dục chỉ việc làm công văn và kèm một bản đính chính. "Cái chính là đơn vị xuất bản có vượt qua chính mình được hay không", nhà giáo này băn khoăn.

Sách tiếng Việt 1 không dạy chữ P: Hiệu trưởng viết tâm thư gửi Bộ trưởng - 2

Cần bổ sung ngay việc dạy chữ "P" độc lập và đưa nó trở lại mục lục của cuốn sách ngang bằng với các chữ cái khác trong bộ chữ cái tiếng Việt (Ảnh: Mỹ Hà).

"Hy vọng Bộ trường sớm chỉ đạo việc này để các cháu người dân tộc được học âm "P" độc lập một cách danh chính ngôn thuận bằng hướng dẫn ngay trong sách giáo khoa, vừa không gây khó cho các em giáo viên, vừa giúp học sinh học xong lớp một biết đọc tên xã, tên trường, và tên cha mẹ mình, thậm chí ngay chính tên mình.

Chưa kể tên một số dân tộc cũng có viết âm "P" trước một nguyên âm nên việc không dạy chữ "P" và âm "pờ" là một lỗi nghiêm trọng, vi phạm các quy định của pháp luật đã ban hành kèm theo bảng chữ cái của tiếng Việt", Hiệu trưởng Đào Quốc Vịnh khẳng định.

Trước đó, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 "Kết nối tri thức với cuộc sống" bị một số chuyên gia chê vì nhiều ngữ liệu chưa chuẩn, còn "đánh đố".

Chẳng hạn, bài học ở trang 145 tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" viết: "Ông mặt trời nhô lên từ biển. Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc".

Ở đây, nhiều người đặt câu hỏi, ông mặt trời nhô lên từ biển thì biển phải màu hồng, sao lại xanh biếc?

Bài đọc trang 59 viết "chia dĩa" nhưng trên bàn thấy mấy cái đĩa rất to, dĩa thì phải căng mắt nhìn mới thấy. Giáo viên, phụ huynh người miền Nam cứ tưởng nói về những cái đĩa, vì tiếng Nam Bộ thì "dĩa" có nghĩa là "đĩa".

Trả lời công luận, đại diện Bộ GD-ĐT ở thời điểm đó cho biết, SGK không phải tài liệu bất biến, được phép điều chỉnh.

Nguồn Dân trí: https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/sach-tieng-viet-1-khong-day-chu-p-hieu-truong-viet-tam-thu-gui-bo-truong-20220224145535255.htm

Tin khác

Hà Nội: Tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 trực tuyến
12 , tháng 03 , 2022

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Các sách giáo khoa dạy chữ P, âm "pờ" khác nhau là cái hay của chương trình mới
01 , tháng 03 , 2022

Vấn đề sách giáo khoa luôn là tâm điểm của những tranh cãi, phản biện mỗi lần cải cách giáo dục. Vài ngày qua, dư luận xã hội “dậy sóng” trên truyền thông, xôn xao trên mạng xã hội khi có những ý kiến trái chiều về việc không dạy chữ P độc lập trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

SGK không dạy chữ P: 'Không tiếp thu sửa chữa là bảo thủ'
01 , tháng 03 , 2022

Theo chuyên gia việc bỏ chữ P trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ 'Kết nối tri thức với cuộc sống' là cải tiến hóa thành cải lùi.

Tiếng Việt 1 không dạy chữ P: 'Cải tiến hóa cải lùi, sai lầm nghiêm trọng'
01 , tháng 03 , 2022

Theo chuyên gia ngôn ngữ, sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy chữ P độc lập là sai lầm, lạc hậu và không tiếp thu những nghiên cứu mới.

LIÊN QUAN VỤ “SGK TIẾNG VIỆT 1 KHÔNG DẠY CHỮ/ÂM P”?: Cần nhìn thẳng vào sự thật!
26 , tháng 02 , 2022

Phản hồi ý kiến cho rằng sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống (gọi tắt là Tiếng Việt 1) không dạy chữ p, Nhà Xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam cho rằng ông Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (TP Hà Nội), không phân biệt được âm và chữ. Theo đó, bảng chữ cái trong sách này có đủ 29 chữ cái. Học sinh học và luyện viết chữ p trong các từ như đèn pin,...

Sách giáo khoa không dạy chữ P, chuyên gia ngôn ngữ nói gì?
26 , tháng 02 , 2022

Cho rằng chưa dạy chữ P vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm là quan niệm thiếu tính khoa học, xa rời thực tiễn phát triển của ngôn ngữ. Thầy Hiệu trưởng trường một trường Tiểu học ở Hà Nội đã làm đơn kiến nghị đưa chữ P trở lại mục lục cuốn sách.

Bộ chỉ đạo, giáo viên không bồi dưỡng chương trình mới không dạy lớp 3, 7, 10
25 , tháng 02 , 2022

Không bố trí dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 với giáo viên không tham gia bồi dưỡng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

4 dấu hiệu "bế tắc" của chương trình - sách giáo khoa mới
25 , tháng 02 , 2022

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông ở giai đoạn đầu nhưng rõ ràng đang có rất nhiều vấn đề cần được tháo gỡ.

Sách Tiếng Việt 1 chưa dạy chữ P: Cuối cùng chỉ có học trò chịu thiệt
25 , tháng 02 , 2022

Dưới góc độ những người dạy trực tiếp, nhiều giáo viên cho rằng, nếu không dạy chữ P là một chữ cái độc lập sẽ khiến học sinh gặp lúng túng khi gặp chữ này trong cuộc sống

Chủ biên đứng tên 2 bộ SGK, 2 cách dạy chữ P khác nhau
24 , tháng 02 , 2022

Cùng một Tổng chủ biên với bộ Kết nối tri thức và cuộc sống nhưng sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Chân trời sáng tạo lại có hẳn một bài dạy về chữ P, đi liền là chữ Ph. Vậy cách dạy của bộ nào mới đúng?

Đề xuất lớp 1-6 nội thành Hà Nội đến trường vào tháng 3
23 , tháng 02 , 2022

Sở Giáo dục Đào tạo dự kiến đề xuất với thành phố cho học sinh lớp 1 đến 6 trở lại trường vào tháng 3, theo Phó Giám đốc Sở Trần Lưu Hoa.

Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của giáo viên trong việc lựa chọn sách giáo khoa mới
22 , tháng 02 , 2022

Năm học 2022-2023, cả nước tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 3, 7 và 10. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa để các địa phương lựa chọn sử dụng trong nhà trường. Để SGK đến được tay học sinh và giáo viên sẽ còn rất nhiều khâu từ việc lựa chọn sách đến khâu tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới, rồi in ấn, xuất bản.

Top