Thứ 2 - thứ 7: 8H00' - 18H30'
Số 2 Yên Lãng - Đống Đa - Hà Nội
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ảnh minh họa
Kế hoạch nhằm tổ chức giới thiệu các bộ sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đưa vào sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2022-2023; giúp cán bộ quản lý, giáo viên tiếp cận, nắm được cấu trúc, nội dung các sách giáo khoa mới.
Sở GD&ĐT Hà Nội bảo đảm tổ chức giới thiệu sách giáo khoa khách quan, trung thực, đầy đủ, làm cơ sở để thực hiện quy trình lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với điều kiện thực tiễn của các đơn vị.
Nhằm bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức hội nghị giới thiệu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu Sở GD&ĐT cùng 30 điểm cầu các Phòng GD&ĐT (đối với sách giáo khoa lớp 3, 7) và 236 điểm cầu các trường THPT (đối với sách giáo khoa lớp 10).
Sau khai mạc qua phần mềm Onmeeting của Sở GD&ĐT Hà Nội, các đại biểu được giới thiệu sách giáo khoa theo môn học qua phần mềm Zoom của các nhà xuất bản. Tại điểm cầu của các nhà xuất bản là Tổng chủ biên, chủ biên và tác giải biên soạn các bộ sách giáo khoa đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt.
Các sách giáo khoa được Bộ GD&ĐT phê duyệt thuộc các đơn vị: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Vinh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Huế.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng phân chia thời gian tổ chức hội nghị giới thiệu sách giáo khoa ở từng lớp. Theo đó, ngày 12/3 giới thiệu sách giáo khoa lớp 7; ngày 13/3 giới thiệu sách giáo khoa lớp 10; ngày 19/3 giới thiệu sách giáo khoa lớp 3.
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các Phòng GD&ĐT, các Trường THPT lập danh sách đại biểu tham dự hội nghị theo quy định, đúng, đủ thành phần; đồng thời chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và phân công cán bộ trực, phục vụ hội nghị.
Vấn đề sách giáo khoa luôn là tâm điểm của những tranh cãi, phản biện mỗi lần cải cách giáo dục. Vài ngày qua, dư luận xã hội “dậy sóng” trên truyền thông, xôn xao trên mạng xã hội khi có những ý kiến trái chiều về việc không dạy chữ P độc lập trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
Theo chuyên gia việc bỏ chữ P trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ 'Kết nối tri thức với cuộc sống' là cải tiến hóa thành cải lùi.
Theo chuyên gia ngôn ngữ, sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy chữ P độc lập là sai lầm, lạc hậu và không tiếp thu những nghiên cứu mới.
Phản hồi ý kiến cho rằng sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống (gọi tắt là Tiếng Việt 1) không dạy chữ p, Nhà Xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam cho rằng ông Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (TP Hà Nội), không phân biệt được âm và chữ. Theo đó, bảng chữ cái trong sách này có đủ 29 chữ cái. Học sinh học và luyện viết chữ p trong các từ như đèn pin,...
Cho rằng chưa dạy chữ P vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm là quan niệm thiếu tính khoa học, xa rời thực tiễn phát triển của ngôn ngữ. Thầy Hiệu trưởng trường một trường Tiểu học ở Hà Nội đã làm đơn kiến nghị đưa chữ P trở lại mục lục cuốn sách.
Không bố trí dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 với giáo viên không tham gia bồi dưỡng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông ở giai đoạn đầu nhưng rõ ràng đang có rất nhiều vấn đề cần được tháo gỡ.
Dưới góc độ những người dạy trực tiếp, nhiều giáo viên cho rằng, nếu không dạy chữ P là một chữ cái độc lập sẽ khiến học sinh gặp lúng túng khi gặp chữ này trong cuộc sống
Bức xúc vì sách tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập, một hiệu trưởng ở Hà Nội đã viết thư gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Cùng một Tổng chủ biên với bộ Kết nối tri thức và cuộc sống nhưng sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Chân trời sáng tạo lại có hẳn một bài dạy về chữ P, đi liền là chữ Ph. Vậy cách dạy của bộ nào mới đúng?
Sở Giáo dục Đào tạo dự kiến đề xuất với thành phố cho học sinh lớp 1 đến 6 trở lại trường vào tháng 3, theo Phó Giám đốc Sở Trần Lưu Hoa.
Năm học 2022-2023, cả nước tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 3, 7 và 10. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa để các địa phương lựa chọn sử dụng trong nhà trường. Để SGK đến được tay học sinh và giáo viên sẽ còn rất nhiều khâu từ việc lựa chọn sách đến khâu tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới, rồi in ấn, xuất bản.