Thứ 2 - thứ 7: 8H00' - 18H30'
Số 2 Yên Lãng - Đống Đa - Hà Nội
Vấn đề sách giáo khoa luôn là tâm điểm của những tranh cãi, phản biện mỗi lần cải cách giáo dục.
Vài ngày qua, dư luận xã hội “dậy sóng” trên truyền thông, xôn xao trên mạng xã hội khi có những ý kiến trái chiều về việc không dạy chữ P độc lập trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
Vấn đề sách giáo khoa luôn là tâm điểm của những tranh cãi, phản biện mỗi lần cải cách giáo dục. Thế nhưng lần đổi mới chương trình 2018 này đã khác: Sách giáo khoa không còn là "pháp lệnh"!
Sách giáo khoa không còn là “pháp lệnh”
Trong những lần cải cách trước hay lần cải cách gần đây nhất là vào năm 2000 thì nội dung chương trình được thực hiện theo sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng. Và sách giáo khoa với giáo viên luôn là pháp lệnh.
Dạy học sinh, soạn giáo án, dự giờ, thanh tra… bất di bất dịch phải theo sách giáo khoa đến từng câu chữ.
Thầy cô giáo nào sáng tạo thêm ngoài sách giáo khoa thì tiết dạy đó y như rằng được người dự giờ “soi” rất kĩ. Cả phụ huynh cũng cho là giáo viên dạy sai, không giống như sách giáo khoa.
Thế nhưng, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực người học.
Đến nay, giáo viên cả nước đã được tập huấn xong mô đun 5 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Một bộ sách giáo khoa. (Ảnh: TTXVN) |
Một trong những điểm mới mang tính đột phá là một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa.
Đây là một vấn đề quan trọng mà khi bồi dưỡng cho giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới giảng viên sư phạm chủ chốt nhấn mạnh cho giáo viên cốt cán đặc biệt lưu ý.
Giáo viên cốt cán chúng tôi trở về tập huấn cho đồng nghiệp đại trà đã triển khai tinh thần là dạy học phải bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đó là bám sát yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất môn học.
Chương trình khung với mục tiêu và yêu cầu cần đạt quy định ở cuối mỗi lớp học của mỗi môn học mới là pháp lệnh mà giáo viên phải đảm bảo thực hiện trong dạy học.
Khi tập huấn các mô đun, giáo viên cốt cán chúng tôi đã giúp đồng nghiệp xây dựng, soạn Kế hoạch bài dạy (Giáo án) theo các yêu cầu cần đạt của môn học khi không có bộ sách giáo khoa nào trong tay.
Chính điều này đã “cởi trói” cho giáo viên thoát khỏi lối mòn cũ là coi sách giáo khoa là cẩm nang trong dạy học, đưa giáo viên đến với những sáng tạo, linh hoạt, chủ động trong việc thiết kế nội dung bài dạy, sử dụng phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Cô giáo tiểu học bất ngờ trước tranh cãi "sách giáo khoa bỏ chữ P" |
Qua các mô đun tập huấn môn Lịch sử và Địa lí tiểu học: “Mô đun 1: Hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học/Trung học cơ sở/Trung học phổ thông. Mô đun 3: Đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học/Trung học cơ sở/Trung học phổ thông. Mô đun 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học” mà giáo viên cốt cán chúng tôi triển khai ở địa phương mình cho thấy, thầy cô giáo đã nhận thức sâu sắc, nắm vững yêu cầu nội dung bồi dưỡng.
Chúng tôi thấy rằng giáo viên đã tiếp cận, có tâm thế tốt và sẽ làm rất tốt khi bắt tay vào dạy chương trình mới. Đó là những điểm mới, quan điểm, mục tiêu, cấu trúc chương trình, định hướng đổi mới, việc triển khai chương trình; việc sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh…
Việc bồi dưỡng giáo viên đại trà Chương trình Giáo dục phổ thông theo mô hình mới với hình thức trực tuyến và trực tiếp đã giúp phát triển năng lực giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, thực hiện thành công chủ trương: Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa.
Sử dụng sáng tạo, linh hoạt các bộ sách giáo khoa
Giáo viên dạy chương trình mới đã được nghiên cứu, chọn lựa sách giáo khoa một cách khoa học, được tập huấn Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, được tập huấn sách giáo khoa bài bản.
Việc sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống được nhiều người chú ý mặc dù đã là năm thứ 2 ở các địa phương có sử dụng sách này để giảng dạy cho thấy nhiều người còn nhầm lẫn sách giáo khoa với chương trình.
Năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1 vào năm học 2020-2021 với 5 bộ sách giáo khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, Cánh diều đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định để giáo viên lựa chọn.
Sang năm học 2021-2022 đối với lớp 2, lớp 6 có 4 đơn vị xuất bản được phê duyệt, gồm: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (bộ sách Cánh Diều); Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo); Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (sách giáo khoa tiếng Anh).
Năm học 2022-2023 sắp tới đối với lớp 3, 7, 10 có 43 sách giáo khoa lớp 3, 40 sách giáo khoa lớp 7 và 44 sách lớp 10 để các địa phương lựa chọn sử dụng trong nhà trường cũng đã được Bộ phê duyệt.
Sách giáo khoa biên soạn theo chương trình mới được dạy thử nghiệm, được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, phê duyệt theo một quy trình nghiêm ngặt, khoa học cùng với những đóng góp ý kiến, tranh luận, phản biện của giáo viên, phụ huynh, các chuyên gia giáo dục và của xã hội.
Sau đó là những hội đồng lựa chọn sách giáo khoa từ trường đến tỉnh theo quy trình quy định, bỏ phiếu lựa chọn. Giáo viên, phụ huynh được lấy ý kiến đóng góp một cách rộng rãi.
Có thể khẳng định, trong thời đại kỷ nguyên số, truyền thông, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, chưa bao giờ sách giáo khoa được toàn xã hội quan tâm, đóng góp phản biện nhiều như hiện nay.
4 dấu hiệu "bế tắc" của chương trình - sách giáo khoa mới |
Nói thế để thấy rằng các bộ sách đã được các tác giả biên soạn công phu, thẩm định của cơ quan chuyên môn kĩ lưỡng, khoa học.
Chủ trương một chương trình nhiều bộ sách, mỗi tỉnh chọn lựa một bộ sách dùng chung của địa phương làm “hạt nhân” cho giáo viên giảng dạy và học sinh học tập đã được thực hiện khá tốt trong các năm qua.
Tất nhiên, một bộ sách không thể nào hoàn hảo và làm hài lòng tất cả mọi người. Và giáo viên đóng vai trò chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình như dạy chủ đề nào trước, chủ đề nào sau, phân bố thời lượng, sử dụng sách giáo khoa để thiết kế Kế hoạch bài dạy, hướng dẫn học sinh học không chỉ bằng 1 bộ sách mà có thể tham khảo nhiều bộ sách khác nhau, tài liệu, học liệu số, kiến thức của nhân loại… để đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình môn học.
Ví dụ, chúng ta dễ dàng thấy cách biên soạn của các bộ sách của các nhóm tác giả là khác nhau. Có sách đưa chủ đề này trước, sách lại đưa sau, sách phân bố bài này 2 tiết song có sách lại 1 tiết. Hay như dạy chữ P trong Tiếng Việt 1 đang tranh cãi, có sách tiếp cận theo hướng này, sách lại tiếp cận theo kiểu kia.
Quan điểm, sự sáng tạo của mỗi nhóm tác giả là hoàn toàn không giống nhau. Cái hay của một chương trình nhiều bộ sách là ở chỗ đó. Đó là xu thế tiến bộ mà các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới đã làm.
Như vậy, cốt lõi của vấn đề là sách giáo khoa môn học này của bộ sách này tốt, bộ sách kia không bằng sẽ không còn là điều quan trọng.
Xây dựng chương trình mới theo hướng mở, sách giáo khoa cũng được các tác giả biên soạn theo hướng mở.
Vấn đề là giáo viên sẽ thực hiện quyền tự chủ của mình như thế nào để trên cơ sở 1 bộ sách “hạt nhân” đang dạy của nhà trường đưa những cái hay của nhiều bộ sách khác nhau, nhiều học liệu khác nhau, lấy cái hay này thay thế cái hạn chế kia của bộ sách khác đưa vào bài dạy cho học sinh một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
Với nhiều nước có nền giáo dục hàng đầu trên thế giới thì giáo viên tự soạn nội dung dạy riêng của mình, không nhất thiết phải sử dụng 1 bộ sách giáo khoa nào, miễn sao đảm bảo khung chương trình theo quy định.
Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới khi sách giáo khoa chỉ còn là phương tiện, là học liệu cho giáo viên tham khảo trong dạy học, đòi hỏi các thầy cô phải có những thay đổi, đổi mới chính mình, sáng tạo, tâm huyết để bài giảng luôn thật sự hấp dẫn, lôi cuốn, lan tỏa và truyền cảm hứng khám phá kiến thức mới đến người học.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả.
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Theo chuyên gia việc bỏ chữ P trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ 'Kết nối tri thức với cuộc sống' là cải tiến hóa thành cải lùi.
Theo chuyên gia ngôn ngữ, sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy chữ P độc lập là sai lầm, lạc hậu và không tiếp thu những nghiên cứu mới.
Phản hồi ý kiến cho rằng sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống (gọi tắt là Tiếng Việt 1) không dạy chữ p, Nhà Xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam cho rằng ông Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (TP Hà Nội), không phân biệt được âm và chữ. Theo đó, bảng chữ cái trong sách này có đủ 29 chữ cái. Học sinh học và luyện viết chữ p trong các từ như đèn pin,...
Cho rằng chưa dạy chữ P vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm là quan niệm thiếu tính khoa học, xa rời thực tiễn phát triển của ngôn ngữ. Thầy Hiệu trưởng trường một trường Tiểu học ở Hà Nội đã làm đơn kiến nghị đưa chữ P trở lại mục lục cuốn sách.
Không bố trí dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 với giáo viên không tham gia bồi dưỡng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông ở giai đoạn đầu nhưng rõ ràng đang có rất nhiều vấn đề cần được tháo gỡ.
Dưới góc độ những người dạy trực tiếp, nhiều giáo viên cho rằng, nếu không dạy chữ P là một chữ cái độc lập sẽ khiến học sinh gặp lúng túng khi gặp chữ này trong cuộc sống
Bức xúc vì sách tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập, một hiệu trưởng ở Hà Nội đã viết thư gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Cùng một Tổng chủ biên với bộ Kết nối tri thức và cuộc sống nhưng sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Chân trời sáng tạo lại có hẳn một bài dạy về chữ P, đi liền là chữ Ph. Vậy cách dạy của bộ nào mới đúng?
Sở Giáo dục Đào tạo dự kiến đề xuất với thành phố cho học sinh lớp 1 đến 6 trở lại trường vào tháng 3, theo Phó Giám đốc Sở Trần Lưu Hoa.
Năm học 2022-2023, cả nước tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 3, 7 và 10. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa để các địa phương lựa chọn sử dụng trong nhà trường. Để SGK đến được tay học sinh và giáo viên sẽ còn rất nhiều khâu từ việc lựa chọn sách đến khâu tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới, rồi in ấn, xuất bản.