» Tin tức

Bộ chỉ đạo, giáo viên không bồi dưỡng chương trình mới không dạy lớp 3, 7, 10

Ngày 17/2/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 503/BGDĐT-GDTH về thực hiện bồi dưỡng giáo viên và cung ứng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023.

Theo đó, nội dung tổ chức bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 có một số điều đáng chú ý như sau:

Hoàn thành bồi dưỡng chương trình trước 31/7/2022

Bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 được lồng ghép trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên, là một phần trong tổng thời lượng 120 tiết được quy định theo Thông tư số 19/2019/TTBGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời lượng bồi dưỡng được tính trong Chương trình bồi dưỡng theo Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT, Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nội dung bồi dưỡng là hướng dẫn giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 đối với các môn học/hoạt động giáo dục đã được cơ sở giáo dục lựa chọn theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tất cả giáo viên dạy học lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đều phải tham gia bồi dưỡng.

Hình thức bồi dưỡng trực tuyến kết hợp với trực tiếp theo các lớp học tương ứng với các môn học/hoạt động giáo dục đối với từng bộ sách giáo khoa tại địa phương.

Thời gian bồi dưỡng hoàn thành trước ngày 31/7/2022. Kinh phí đi lại, ăn, nghỉ và các chế độ khác cho các giáo viên, cán bộ quản lý tham gia vào quá trình bồi dưỡng được đơn vị cử người chi trả theo quy định hiện hành. Kinh phí và các chế độ liên quan đến báo cáo viên do nhà xuất bản chi trả.

Không bố trí dạy lớp 3, 7, 10 năm học 2022-2023 với giáo viên không tham gia bồi dưỡng Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh: Cao Nguyên)

Không bố trí giáo viên giảng dạy nếu không bồi dưỡng/bồi dưỡng không đạt

Bộ Giáo dục yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chủ động phối hợp với các nhà xuất bản xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên dạy học lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 và cán bộ quản lý theo tiến độ thời gian quy định.

Căn cứ vào số lượng giáo viên tham dự bồi dưỡng, sở giáo dục sắp xếp, bố trí giáo viên thành các lớp học theo môn học/hoạt động giáo dục, theo bộ sách giáo khoa, đảm bảo tất cả giáo viên dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10 và cán bộ quản lý được bồi dưỡng dạy sách giáo khoa phù hợp với lựa chọn của cơ sở giáo dục.

Ban hành quyết định điều động, lập danh sách giáo viên tham gia bồi dưỡng tương ứng với mỗi lớp học của từng môn học/hoạt động giáo dục, từng bộ sách, trong đó có đầy đủ thông tin về giáo viên.

Xếp lịch học cụ thể từng môn học/hoạt động giáo dục theo tiến độ thời gian quy định đảm bảo chất lượng, danh sách giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng được gửi đến các nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn trước khi tổ chức bồi dưỡng để phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện.

Kết thúc đợt bồi dưỡng, các giáo viên được đánh giá thông qua bài thu hoạch theo quy định; những giáo viên không tham gia bồi dưỡng hoặc không đạt được mức đánh giá theo yêu cầu thì không bố trí dạy học lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023.

Ngoài ra, Công văn số 503 còn chỉ đạo các sở giáo dục, các nhà xuất bản tổ chức cung ứng sách giáo khoa năm học 2022-2023. Bạn đọc có thể xem toàn bộ nội dung tại đây.

Thầy cô cần lưu ý điều gì với Công văn 503/BGDĐT-GDTH?

Bộ Giáo dục công bố danh mục sách giáo khoa lớp 7 theo chương trình mới
Bộ Giáo dục công bố danh mục sách giáo khoa lớp 7 theo chương trình mới

Theo ý kiến cá nhân người viết, thầy cô cần lưu ý một số nội dung như sau để chuẩn bị tham gia bồi dưỡng chương trình lớp 3, 7, 10 cho năm học tới.

Thứ nhất, theo kế hoạch năm học 2021-2022, giáo viên bậc phổ thông sẽ hoàn tất chương trình bồi dưỡng thường xuyên các module 1, 2, 3, 4, 5 và 9. Tuy vậy, thầy cô được dự kiến phân công giảng dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 thì phải đăng kí tập huấn sách giáo khoa theo danh sách của từng đơn vị.

Theo ghi nhận của tôi, một số trường trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh đã cho giáo viên đăng kí tập huấn sách giáo khoa lớp 10 từ trước Tết Nguyên đán. Cùng với đó, các tổ chuyên môn cũng đã có kế hoạch phân công giáo viên dạy lớp 10 cho năm học tới.

Thứ nhất, theo kế hoạch năm học 2021-2022, giáo viên bậc phổ thông sẽ hoàn tất chương trình bồi dưỡng thường xuyên các module 1, 2, 3, 4, 5 và 9. Tuy vậy, thầy cô được dự kiến phân công giảng dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 thì phải đăng kí tập huấn sách giáo khoa theo danh sách của từng đơn vị.

Theo ghi nhận của tôi, một số trường trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh đã cho giáo viên đăng kí tập huấn sách giáo khoa lớp 10 từ trước Tết Nguyên đán. Cùng với đó, các tổ chuyên môn cũng đã có kế hoạch phân công giáo viên dạy lớp 10 cho năm học tới.

Thứ hai, việc tổ chức bồi dưỡng bằng hình thức trực tuyến kết hợp với trực tiếp theo các lớp học tương ứng với các môn học/hoạt động giáo dục đối với từng bộ sách giáo khoa tại địa phương là do sở/phòng giáo dục sắp xếp.

Tuy vậy, tùy thuộc vào tình hình diễn biến dịch Covid-19, mỗi địa phương sẽ có hình thức bồi dưỡng linh hoạt. Chẳng hạn, năm học 2021-2022, ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh triển khai cho giáo viên bồi dưỡng trực tuyến các module, nhưng ở các địa phương khác thì kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp.

Thứ ba, chi phí đi lại, ăn, nghỉ... của giáo viên được đơn vị cử người chi trả theo quy định hiện hành. Quyết định số 404/QĐ-TTg quy định rõ về phần Kinh phí và nguồn vốn như sau (trích):

"Nhà nước bố trí 778,8 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ: Tập huấn, bồi dưỡng cho người tham gia xây dựng, biên soạn, thẩm định chương trình mới, sách giáo khoa mới; xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng; tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới."

Thứ tư, thầy cô cần tham gia tập huấn đầy đủ, nghiêm túc, vì kết thúc đợt bồi dưỡng giáo viên phải làm bài thu hoạch theo quy định. Chẳng hạn, khi bồi dưỡng các module 1, 2,3, 4, 5, giáo viên phải nộp các sản phẩm là kế hoạch bài dạy (giáo án) hoặc kế hoạch giáo dục cá nhân, tổ chuyên môn.

Đáng chú ý, nếu thầy cô không tham gia bồi dưỡng hoặc không đạt được mức đánh giá theo yêu cầu thì không bố trí dạy học lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023.

Mặc dù giáo viên đã có giấy chứng nhận bồi dưỡng thường xuyên nhưng phải tham gia bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 theo Công văn số 503 thì mới đủ điều kiện đứng lớp.

Tài liệu tham khảo:

http://sgdtravinh.edu.vn/van-ban (http://sgdtravinh.edu.vn/documents/12126790/12244469//503--BOI-DUONG-GIAO-VIEN.pdf

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-404-QD-TTg-2015-doi-moi-chuong-trinh-sach-giao-khoa-giao-duc-pho-thong-270720.aspx

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Ánh Dương

Nguồn Giáo Dục Việt Nam: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bo-chi-dao-giao-vien-khong-boi-duong-chuong-trinh-moi-khong-day-lop-3-7-10-post224576.gd

Tin khác

Hà Nội: Tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 trực tuyến
12 , tháng 03 , 2022

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Các sách giáo khoa dạy chữ P, âm "pờ" khác nhau là cái hay của chương trình mới
01 , tháng 03 , 2022

Vấn đề sách giáo khoa luôn là tâm điểm của những tranh cãi, phản biện mỗi lần cải cách giáo dục. Vài ngày qua, dư luận xã hội “dậy sóng” trên truyền thông, xôn xao trên mạng xã hội khi có những ý kiến trái chiều về việc không dạy chữ P độc lập trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

SGK không dạy chữ P: 'Không tiếp thu sửa chữa là bảo thủ'
01 , tháng 03 , 2022

Theo chuyên gia việc bỏ chữ P trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ 'Kết nối tri thức với cuộc sống' là cải tiến hóa thành cải lùi.

Tiếng Việt 1 không dạy chữ P: 'Cải tiến hóa cải lùi, sai lầm nghiêm trọng'
01 , tháng 03 , 2022

Theo chuyên gia ngôn ngữ, sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy chữ P độc lập là sai lầm, lạc hậu và không tiếp thu những nghiên cứu mới.

LIÊN QUAN VỤ “SGK TIẾNG VIỆT 1 KHÔNG DẠY CHỮ/ÂM P”?: Cần nhìn thẳng vào sự thật!
26 , tháng 02 , 2022

Phản hồi ý kiến cho rằng sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống (gọi tắt là Tiếng Việt 1) không dạy chữ p, Nhà Xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam cho rằng ông Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (TP Hà Nội), không phân biệt được âm và chữ. Theo đó, bảng chữ cái trong sách này có đủ 29 chữ cái. Học sinh học và luyện viết chữ p trong các từ như đèn pin,...

Sách giáo khoa không dạy chữ P, chuyên gia ngôn ngữ nói gì?
26 , tháng 02 , 2022

Cho rằng chưa dạy chữ P vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm là quan niệm thiếu tính khoa học, xa rời thực tiễn phát triển của ngôn ngữ. Thầy Hiệu trưởng trường một trường Tiểu học ở Hà Nội đã làm đơn kiến nghị đưa chữ P trở lại mục lục cuốn sách.

4 dấu hiệu "bế tắc" của chương trình - sách giáo khoa mới
25 , tháng 02 , 2022

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông ở giai đoạn đầu nhưng rõ ràng đang có rất nhiều vấn đề cần được tháo gỡ.

Sách Tiếng Việt 1 chưa dạy chữ P: Cuối cùng chỉ có học trò chịu thiệt
25 , tháng 02 , 2022

Dưới góc độ những người dạy trực tiếp, nhiều giáo viên cho rằng, nếu không dạy chữ P là một chữ cái độc lập sẽ khiến học sinh gặp lúng túng khi gặp chữ này trong cuộc sống

Sách tiếng Việt 1 không dạy chữ "P": Hiệu trưởng viết tâm thư gửi Bộ trưởng
25 , tháng 02 , 2022

Bức xúc vì sách tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập, một hiệu trưởng ở Hà Nội đã viết thư gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Chủ biên đứng tên 2 bộ SGK, 2 cách dạy chữ P khác nhau
24 , tháng 02 , 2022

Cùng một Tổng chủ biên với bộ Kết nối tri thức và cuộc sống nhưng sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Chân trời sáng tạo lại có hẳn một bài dạy về chữ P, đi liền là chữ Ph. Vậy cách dạy của bộ nào mới đúng?

Đề xuất lớp 1-6 nội thành Hà Nội đến trường vào tháng 3
23 , tháng 02 , 2022

Sở Giáo dục Đào tạo dự kiến đề xuất với thành phố cho học sinh lớp 1 đến 6 trở lại trường vào tháng 3, theo Phó Giám đốc Sở Trần Lưu Hoa.

Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của giáo viên trong việc lựa chọn sách giáo khoa mới
22 , tháng 02 , 2022

Năm học 2022-2023, cả nước tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 3, 7 và 10. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa để các địa phương lựa chọn sử dụng trong nhà trường. Để SGK đến được tay học sinh và giáo viên sẽ còn rất nhiều khâu từ việc lựa chọn sách đến khâu tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới, rồi in ấn, xuất bản.

Top