Thứ 2 - thứ 7: 8H00' - 18H30'
Số 2 Yên Lãng - Đống Đa - Hà Nội
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông ở giai đoạn đầu nhưng rõ ràng đang có rất nhiều vấn đề cần được tháo gỡ.
Năm học 2021-2022 mới là năm thứ 2 ngành giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng thời gian qua đã có nhiều chuyện lùm xùm về những hạn chế của một số đầu sách giáo khoa ở lớp 1, lớp 2 và lớp 6.
Hết chuyện “sạn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Cánh Diều), sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)… thì bây giờ lại đang ồn ào chuyện không dạy chữ “P” trong sách Tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống).
Phải nói rằng có rất nhiều chuyện đáng bàn đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà dư luận phản ánh, lên tiếng ngay từ khi chương trình tổng thể, chương trình môn học còn trong quá trình lấy ý kiến cho dự thảo chứ không chỉ riêng sách giáo khoa bây giờ.
Chỉ tiếc những ý kiến của các nhà giáo, các chuyên gia và những người quan tâm đến giáo dục nước nhà đã không được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm thấu đáo nên khi thực hiện ở các nhà trường thì những sai sót đó càng khó được khắc phục.
Văn bản "Tôi đi học" trong sách giáo khoa lớp 1, tập 2 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) bị cắt gọt tùy tiện. Ảnh: Vương Thuỷ |
Nhìn lại những lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa trong mấy chục năm qua
Kể từ năm 1945 đến nay, ngành giáo dục nước nhà đã có 5 lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa, đó là: cải cách giáo dục năm 1950; cải cách giáo dục năm 1956; cải cách giáo dục năm 1979; đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2000; đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2018.
Trong những lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến lần đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2000 và năm 2018.
Bởi lẽ, chương trình, sách giáo khoa năm 2000 thì tập trung vào việc tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.a
Đến chương trình, sách giáo khoa năm 2018 thì hướng tới mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Nhìn lại những lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa trong mấy chục năm qua, chúng tôi thấy lần thay đổi chương trình, sách giáo khoa năm 2000 và năm 2018 là được triển khai toàn diện nhất, có đầu tư nhiều nhất.
Hơn nữa, trong số những tổng chủ biên, chủ biên, tác giả chương trình tổng thể, chương trình môn học và sách giáo khoa của chương trình năm 2018 có rất nhiều người đã là tác giả chương trình, sách giáo khoa năm 2000.
Sách giáo khoa "Khoa học tự nhiên 6" bộ Kết nối Tri thức với Cuộc sống còn sạn |
Tuy nhiên, về cơ bản thì hơn 20 năm qua thì giáo dục nước nhà vẫn chưa được định hình rõ nét. Việc đổi mới giáo dục vẫn gặp nhiều khó khăn, đang đi trên một con đường gập ghềnh nhiều trắc trở và manh mún.
Chỉ tính riêng chương trình năm 2000 cũng có quá nhiều chuyện đáng bàn. Sách giáo khoa là mặt hàng độc quyền của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và dẫn đến tình trạng nhiều đầu sách được thiết kế chỉ dùng một lần rồi bỏ nên đã gây ra rất nhiều lãng phí.
Sự ra đời của mô hình trường học mới (VNEN) rồi cũng nhanh chóng chết yểu… cùng với dự án 87 triệu USD.
Đó là chưa kể hàng loạt sách giáo khoa Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật được thay đổi giữa chừng theo nhiều dự án đi kèm cùng gần chục lần giảm tải, tích hợp chủ đề... khiến cho giáo viên phải quay như chong chóng trước những thay đổi của Bộ.
Chưa có lần thay đổi chương trình nào có những thị phi, rối rắm như chương trình 2018
Năm học 2020-2021, Bộ triển khai thực hiện chương trình 2018 ở lớp 1 với 5 bộ sách giáo khoa.
Trong số này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có 4 bộ sách, gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục; và 1 bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện cuốn chiếu. Năm học 2020-2021 triển khai ở lớp 1; năm học 2021-2022 triển khai ở lớp 2, lớp 6; năm học 2022-2023 triển khai ở lớp 3, lớp 7, lớp 10. Năm học 2023-2024 triển khai ở lớp 4, lớp 8, lớp 11; năm học 2024-2025 triển khai ở lớp 5, lớp 9, lớp 12.
Thầy cô "nhặt sạn" sách giáo khoa Ngữ văn 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống |
Thế nhưng, chỉ sau gần 2 năm triển khai thì những bất cập, hạn chế đã xảy ra.
Thứ nhất là sự biến mất của 2 bộ sách: Cùng học để phát triển năng lực và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục một cách bí ẩn, khó hiểu khiến cho những trường học đã thực hiện 2 bộ sách này gặp khó khăn.
Thứ hai là việc Bộ chủ trương “tích hợp” nhiều môn học ở cấp trung học cơ sở khiến cho các nhà trường lúng túng trong việc bố trí giáo viên, xếp thời khóa biểu, phân chia tỉ lệ kiến thức, vào điểm kiểm tra.
Thứ ba là chương trình giáo dục phổ thông 2018 được Bộ giao cho các nhà xuất bản thực nghiệm trên một phạm vi hẹp và đưa vào giảng dạy đại trà ngay nên gần như các sách giáo khoa đều có “sạn”.
Tất nhiên, khi phát hiện ra “sạn” thì phải chỉnh sửa, bổ sung trên một diện rộng và những thiệt thòi, khó khăn thì giáo viên, học trò và phụ huynh…nhận hết.
Thứ tư là việc bồi dưỡng về chương trình, sách giáo khoa còn hình thức, qua loa chưa chú trọng chất lượng. Các nhà xuất bản chủ trì “tập huấn” nhưng chủ yếu là giới thiệu tác giả và nhấn mạnh ưu điểm của bộ sách mà mình biên soạn, xuất bản là chính.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở các nhà trường phổ thông ở giai đoạn đầu nhưng rõ ràng đang có rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ, khắc phục.
Một vòng đời của chương trình, sách giáo khoa kéo dài hàng chục năm trời, dạy cho hàng chục triệu con người nhưng nhưng ngay từ khi mới bắt đầu thực hiện đã khiến cho dư luận chưa thực sự yên tâm.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Nguồn Giao Dục Việt Nam: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/4-dau-hieu-be-tac-cua-chuong-trinh-sach-giao-khoa-moi-post224634.gd
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Vấn đề sách giáo khoa luôn là tâm điểm của những tranh cãi, phản biện mỗi lần cải cách giáo dục. Vài ngày qua, dư luận xã hội “dậy sóng” trên truyền thông, xôn xao trên mạng xã hội khi có những ý kiến trái chiều về việc không dạy chữ P độc lập trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
Theo chuyên gia việc bỏ chữ P trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ 'Kết nối tri thức với cuộc sống' là cải tiến hóa thành cải lùi.
Theo chuyên gia ngôn ngữ, sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy chữ P độc lập là sai lầm, lạc hậu và không tiếp thu những nghiên cứu mới.
Phản hồi ý kiến cho rằng sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống (gọi tắt là Tiếng Việt 1) không dạy chữ p, Nhà Xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam cho rằng ông Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (TP Hà Nội), không phân biệt được âm và chữ. Theo đó, bảng chữ cái trong sách này có đủ 29 chữ cái. Học sinh học và luyện viết chữ p trong các từ như đèn pin,...
Cho rằng chưa dạy chữ P vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm là quan niệm thiếu tính khoa học, xa rời thực tiễn phát triển của ngôn ngữ. Thầy Hiệu trưởng trường một trường Tiểu học ở Hà Nội đã làm đơn kiến nghị đưa chữ P trở lại mục lục cuốn sách.
Không bố trí dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 với giáo viên không tham gia bồi dưỡng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Dưới góc độ những người dạy trực tiếp, nhiều giáo viên cho rằng, nếu không dạy chữ P là một chữ cái độc lập sẽ khiến học sinh gặp lúng túng khi gặp chữ này trong cuộc sống
Bức xúc vì sách tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập, một hiệu trưởng ở Hà Nội đã viết thư gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Cùng một Tổng chủ biên với bộ Kết nối tri thức và cuộc sống nhưng sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Chân trời sáng tạo lại có hẳn một bài dạy về chữ P, đi liền là chữ Ph. Vậy cách dạy của bộ nào mới đúng?
Sở Giáo dục Đào tạo dự kiến đề xuất với thành phố cho học sinh lớp 1 đến 6 trở lại trường vào tháng 3, theo Phó Giám đốc Sở Trần Lưu Hoa.
Năm học 2022-2023, cả nước tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 3, 7 và 10. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa để các địa phương lựa chọn sử dụng trong nhà trường. Để SGK đến được tay học sinh và giáo viên sẽ còn rất nhiều khâu từ việc lựa chọn sách đến khâu tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới, rồi in ấn, xuất bản.